Cách bố trí tủ bếp inox cánh kính chữ L không thể bỏ qua

Không gian bếp là khu vực không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt, mô hình bếp chữ L rất được nhiều gia đình ưa chuộng trong những năm gần đây. Bởi lẽ, thiết kế này có thể tận dụng không gian sống một cách tối đa. Đồng thời, nó cũng tạo được nhiều ngăn chứa, tiện lợi cho việc cất giữ đồ dùng bếp. Vậy thì cách bố trí tủ bếp chữ L như thế nào cho thật hợp lý? Các bạn hãy cùng Baya – Kitchen theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Cách bố trí tủ bếp chữ L cơ bản

Theo nhiều chuyên gia nội thất, việc bố trí các khu vực chức năng là một trong những điều quan trọng hàng đầu. Mỗi không gian bếp đều phải thật sạch sẽ và được trang bị nhiều vật dụng nấu nướng.

Thế nhưng, việc đưa những nguyên tắc này vào thực hiện khá khó khăn. Bởi lý do, việc thiết kế nhà bếp thật hoàn hảo có thể tốn kém và tốn nhiều công sức. Dưới đây là một số cách bố trí tủ bếp chữ L cơ bản mà gia chủ có thể tham khảo áp dụng.

cách bố trí tủ bếp chữ l
Thiết kế cửa ra vào sẽ nằm ở khoảng khuyết của chữ L
cách bố trí bếp chữ l
Bố trí thêm một chiếc bàn để tận dụng phần không gian trống của gian bếp
cách bố trí tủ bếp chữ l
Thiết kế ô thiết bị, đồ dùng bếp đối diện cửa ra vào nhằm tạo nên sự tiện lợi cho gia chủ
cách bố trí tủ bếp chữ l
Thiết kế bếp chữ L cơ bản, với không gian mở thoáng đãng. Phần bếp khô và bồn rửa được tách rời riêng biệt.

Thiết kế bếp chữ L kép

Mô hình bếp chữ L kép là cách bố trí với một tủ bếp phụ cùng kiểu dáng. Đồng thời, phần thiết kế này giúp chia không gian nhà bếp với không gian phòng khách. Ngoài ra, nó cũng tăng thêm khả năng chứa đồ dùng, có thể đặt đồ ăn, bồn rửa hay bếp nấu. Thêm vào đó, với cách thiết kế tủ bếp chữ L phụ sẽ rất phù hợp với những ngôi nhà có không gian bếp với hai cửa ra vào.

bố trí bếp chữ l
Thiết kế này tạo hai lối ra vào cho bếp, đồng tách có thể tách phần bếp khô và bồn rửa riêng biệt
cách bố trí tủ bếp chữ l
Với kiểu thiết kế này, phần không gian bếp khô được mở rộng tối đa. Đồng thời tránh khỏi việc bị ẩm ướt bởi bồn rửa.
mẫu tủ bếp chữ l có cửa sổ
Thiết kế bếp nấu đối diện bồn rửa mang lại sự tiện lợi tối đa. Đây cũng là kiểu thiết kế mới lạ, tạo điểm nhấn cho không gian bếp bớt nhàm chán
cách bố trí tủ bếp chữ l
Thiết kế bếp có phần đảo bếp chữ L riêng. Nó có thể sử dụng như bàn ăn hoặc làm quầy bar trong nhà.

Cách bố trí bếp chữ L không liền

Cách bố trí bếp chữ L không liền là một trong những thiết kế phá cách ấn tượng. Vị trí các đảo bếp tách rời nhau tạo nên sự thông thoáng cho không gian bếp. Tuy nhiên, nó vẫn có thể đảm bảo được sự cân bằng, tiện lợi cho bạn khi nấu nướng.

thiết kế bếp chữ l
Tam giác bếp nấu- bồn rửa – tủ bếp khô kết hợp hài hòa nhưng vẫn mang lại hơi thở mới mẻ, độc đáo cho gia chủ

Bố trí bếp chữ L thêm ô (bán đảo)

Mô hình bán đảo là một trong những kiểu thiết kế mới lạ, hiện đại. Khác với cách bố trí đảo bếp tách rời, ô bán đảo vẫn đảm bảo giữ được liên kết với phần bếp chính. Điều đó giúp tạo sự cân bằng cho thiết kế. Hơn nữa, nó cũng góp phần gia tăng sự tiện lợi cho người dùng bếp.

thiết kế bếp chữ l
Thiết kế phần bán đảo mới lạ. Đồng thời có thể sử dụng chúng như là bàn ăn hay quầy bar nhỏ xinh cho gia đình.

Cách thiết kế bếp chữ L hợp phong thủy

Khi nhắc đến thiết kế không gian bếp, gia chủ cũng nên chú trọng đến vấn đề phong thủy. Theo người xưa, việc xây dựng một căn bếp đúng phong thủy nhằm giúp mang lại sự may mắn, hạnh phúc và hòa thuận cho cả gia đình. Dưới đây là một số lưu ý cần quan tâm khi thiết kế không gian bếp:

  • Hướng căn bếp: Theo các quan niệm, Đông Nam là hướng bếp lý tưởng cho các hộ gia đình. Ngoài ra, hướng Nam hoặc hướng Đông cũng luôn là những lựa chọn thứ yếu.
  • Vị trí cửa bếp: Theo các nguyên tắc phong thuỷ thì hướng Bắc, Đông Bắc hoặc Đông theo chiều kim đồng hồ được coi là vị trí hoàn hảo để mở cửa cho bếp. Thế nhưng, khi nấu nướng thì cửa không được đối diện với lưng của người nấu ăn.
  • Vị trí sắp đặt thực phẩm: Lời khuyên, gia chủ nên đặt theo hướng Nam và Tây của khu vực bếp.
  • Màu sắc gian bếp: Màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phong thuỷ khi bố trí bếp chữ L. Nhà bếp được quan niệm là nơi ấm áp nên cần các tông màu ấm như cam, vàng và nâu. Đặc biệt, bạn không nên sơn màu xanh lam vì chúng tượng trưng cho nước – nguyên tố chống lại lửa.
  • Vị trí của bình gas và các thiết bị điện tử: Đặt bếp nấu ăn và các thiết bị điện theo hướng góc Đông Nam của bếp.

>> Xem thêm: Ưu, nhược điểm tủ bếp inox cánh kính cường lực

Cách bố trí khu vực lưu trữ hợp lý

Dưới đây là một số cách bố trí tủ bếp chữ L cũng như các khu vực lưu trữ đồ dùng, thực phẩm sao cho thật hợp lý:

  • Khu vực chứa thực phẩm: Khu vực này nên sắp xếp các loại giá inox nhiều kích thước để đảm bảo sự sạch sẽ và dễ vệ sinh.
  • Khu vực đặt vật dụng nhà bếp: Bạn hãy sử dụng các ngăn kéo có ray giảm chấn, trong mỗi ngăn kéo nên được thiết kế những khoảng nhỏ để phân loại các vật dụng theo nhiều kích thước.
cách bố trí tủ bếp chữ l
Cách bố trí khu lưu trữ cho căn bếp thật hài hòa, hợp lý
  • Khu vực bồn rửa: Nên sử dụng chậu rửa bát cùng vòi rửa bát bằng Inox. Ngoài ra, phần bên dưới chậu rửa có thể đặt một chiếc thùng rác hay một chiếc máy máy lọc nước.
  • Khu vực sơ chế thức ăn: Việc sử dụng mâm xoay hoặc giá liên hoàn đặt ở bên trong tủ bếp là một trong những gợi ý thông minh. Đồng thời chúng cũng có công năng sử dụng rất tốt.
  • Khu vực bếp nấu chính: Phía trên tủ kệ bếp nên sử dụng máy hút mùi cũng như dùng các loại bếp ga âm hoặc bếp từ.

Tham khảo các mẫu tủ bếp inox cánh kính chữ L tại Baya – Kitchen

Trên đây là bài viết tổng hợp về các cách bố trí tủ bếp inox cánh kính chữ L sao cho thật hiệu quả nhằm mang lại một không gian bếp sạch đẹp, ngăn nắp. Chúng tôi hy vọng bài viết này là gợi ý thích hợp cho các bạn trong việc giữ gìn không gian bếp. Để biết thêm thật nhiều thông tin hơn nữa, hãy liên hệ với Tủ bếp Thanh Hóa – Baya – Kitchen qua:

  • Xưởng sản xuất: 06 Trịnh Thế Lợi – P.Hàm Rồng – Thanh Hoá
  • Hotline: 0979.192.113 – 0984.507.760
  • Email: [email protected]

ƯU ĐIỂM CỦA TỦ INOX CÁNH KÍNH

  • Chất liệu inox 304 siêu bền, không rỉ, không thấm, không bị mối mọt, cong vênh. Đặc biệt, trong không gian bếp có nhiều loại axit thì inox 304 thể hiện khả năng chống ăn mòn hiệu quả.
  • Thời gian sử dụng tủ trung bình trên 20 năm.
  • Tủ dễ vệ sinh lau chùi do tính chất không bám dính dầu mỡ.
  • Thiết kế mẫu mã đa dạng, hiện đại với công nghệ chấn khung bằng máy chấn thủy lực.
  • Dựa theo chất liệu làm cánh, bạn có thể tùy ý phối màu sắc, hoa văn khác nhau dựa trên phong cách thiết kế hiện đại hay cổ điển; tất cả dựa trên sở thích về không gian bếp của bạn.
  • Cánh tủ bếp sử dụng kính cường lực dày 5mm cho khả năng chống va đập, chống xước, chịu nhiệt và không giãn nở. Mặt sau kính được phủ sơn màu tùy chọn, công nghệ sơn nhiệt sẽ đảm bảo không bong tróc, xuống màu.
  • Khung viền bao quanh cánh kính sử dụng nhôm Anode, đây là loại nhôm được nhuộm màu và làm cứng bề mặt bằng phương pháp Anodizing, khiến nó chỉ cứng sau kim cương và hoàn toàn không bị bay màu.